Page 5 of 5 FirstFirst 12345
Results 41 to 43 of 43

Thread: Những Mănh Đời Tị Nạn

  1. #41
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Làm thế nào để trở thành tổng thống Hoa Kỳ




    Hiến pháp Hoa Kỳ quy định

    Muốn trở thành tổng thống Hoa Kỳ phải hội đủ những điều kiện sau đây:

    Sinh ra tại Hoa Kỳ.

    Ít nhất 35 tuổi.

    Sống tại Hoa Kỳ trong 14 năm.

    Bầu cử sơ bộ và Họp bầu

    Các ứng cử viên mở chiến dịch vận động tranh cử của họ tại những tiểu bang quan trọng và tranh đấu để được sự đề cử làm ứng cử viên tổng thống của đảng. Họ thường tập trung nỗ lực vào các tiểu bang mở các cuộc họp bầu và bầu cử sơ bộ, nơi một kết quả mạnh có thể gia tăng khả năng trở thành ứng cử viên của đảng.

    Trong một cuộc họp bầu, các thành viên của đảng bắt đầu tiến tŕnh chọn lựa các ứng cử viên mưu t́m sự đề cử của đảng. Họ chọn ứng cử viên của đảng qua một loạt các cuộc thảo luận và bỏ phiếu.

    Trong một cuộc bầu cử sơ bộ, các thành viên của đảng chọn ứng cử viên nào sẽ đại diện cho họ trong cuộc tổng tuyển cử bằng một cuộc bỏ phiếu. Ngày lớn nhất cho các cuộc bầu cử sơ bộ là Siêu Thứ Ba, ngày Thứ Ba đầu tiên trong tháng Ba.

    Đại Hội Toàn Quốc

    Đảng Cộng Ḥa và Đảng Dân Chủ, mỗi đảng mở một đại hội toàn quốc, trong đó các đảng chính thức đề cử ứng cử viên tổng thống của họ. Tại đại hội toàn quốc, sự chọn lựa của ứng cử viên cho chức vụ phó tổng thống cũng chính thức được đề cử. Các đại hội đảng quy tụ hàng ngàn đại biểu và giới truyền thông trong nhiều ngày với các bài diễn văn về cương lĩnh của đảng.

    Tổng Tuyển cử

    Các ứng cử viên đối đầu với nhau trong các cuộc tranh luận được truyền h́nh toàn quốc và các cuộc vận động trên khắp nước, và thường chú trọng vào các tiểu bang mà kết quả vẫn c̣n chưa chắc chắn. Vào ngày 6-11- 2012, dân chúng trên khắp Hoa Kỳ sẽ bầu một tổng thống và một phó tổng thống. Dân chúng thật sự bầu cho một nhóm người được gọi là cử tri đoàn.

    Hệ thống cử tri đoàn

    Hệ thống cử tri đoàn cho mỗi tiểu bang một số các cử tri đoàn dựa trên sự đại diện của tiểu bang tại Hạ Viện. Hầu hết các tiểu bang có một hệ thống gọi là người thắng chiếm tất cả cử tri đoàn. Cử tri đoàn bầu sau cuộc tổng tuyển cử. Một ứng cử viên cần ít nhất 270 của 538 phiếu cử tri đoàn để thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.

    Lễ nhậm chức

    Tổng thống và phó tổng thống tân cử làm lễ nhậm chức trong tháng Giêng.

  2. #42
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Khoanh bánh tét

    - Phan



    Ngày đầu tuần nào chả bận rộn, bận đến miễn trà sớm, bỏ cả cơm trưa để lo công việc cho kịp với khách hàng-là thượng đế của xứ sở coi trọng người tiêu dùng quá sức; làm tôi nghĩ đến Bắc Hàn, Việt Nam càng nổi bật v́ cái ǵ cũng nhân dân làm chủ, (trừ ngân hàng nhà nước); Cái làm chủ không ham là ṭa án nhân dân, v́ chủ nhân vô đó sẽ bị dần-tơi tả, c̣n ngân hàng th́ toàn quốc chỉ có ngân hàng nhà nước. Những người đầy tớ của nhân dân ở Việt Nam khác với chúng tôi trong hiện tại trên nước Mỹ bao la mà đâu cũng vậy - chỉ biết phục vụ sao cho vui ḷng khách đến vừa ḷng khách đi th́ mới không mất việc...



    Giá lạnh đă nhiều ngày nhưng không gợi nên không khí tết bằng khoanh bánh tét trên bàn ăn, h́nh như của anh Thành đem vào đă vài ngày, anh không ăn đến nên để trên bàn trong pḥng ăn cho ai ăn th́ ăn. Và cũng chẳng ai buồn rớ đến mới tủi thân đặc sản quê nhà. Khoanh bánh tét như tấm lụa đào, cà lơ phất phơ trong pḥng ăn mà chẳng ma nào vịn, không ai ăn nên tôi nói một người bạn tiện tay đang đứng trước tủ lạnh th́ bỏ khoanh bánh tét vào tủ lạnh, cho ai đói th́ ăn. Gặp anh chàng lười vào bậc thiên hạ đệ nhất nên anh trả lời, “trời này lạnh như tủ đá, tủ lạnh ăn thua ǵ mà bỏ vào cho mất công...”.

    Khoanh bánh tét nằm đó thêm vài hôm, một người khác nói với anh Thành, “Ông không ăn th́ bỏ thùng rác đi. Đừng bày ra cho người khác dọn...”

    Anh Thành ngoan ngoăn trả lời, “Tôi không ăn, nhưng vợ đă bỏ vào giỏ cơm th́ không được đem về. Đàn bà kỵ nhất là nói họ già; thứ hai: mập; thứ ba: nấu ăn ngon tới nuốt không nổi...”

    Người kia nâng lên chân lư, “Bộ ông tưởng ḿnh vợ ông đủ ba điểm nhất đó thôi sao!...”.

    Tôi chịu hết nổi những triết gia đồng sự, v́ một câu triết lư c̣n nhớ, “những người đàn ông không hạnh phúc thường trở thành triết gia”. Tôi bỏ lại sau lưng những triết gia nói nhỏ cười to, họ đang đố nhau, “con ǵ ngủ được, ăn nhiều, nói nhiều, lại mau già...?” H́nh như ai đó nói, “con ấy chớ có động vào mà khốn nạn cả gia tộc...”.



    Đến chiều thứ sáu tuần trước, anh em dọn bàn nhậu để tự thưởng nhau một tuần làm việc hanh thông. Khoanh bánh tét bay lên đầu tủ lạnh với chai nước tương, vài thứ lỉnh kỉnh-không cần thiết trên bàn nhậu nhưng không thể thiếu trên bàn ăn... Nay đă sang thứ hai đầu tuần, đă năm giờ chiều; tôi gặp đúng anh Thành trong pḥng ăn-một ḿnh, anh mới đi công tác về nên ăn trưa muộn. Tôi ghé qua pḥng ăn để hỏi thăm anh đă hoàn thành hết các công tác chưa, có ǵ trở ngại không... ?

    Anh mời tôi ăn chung cho vui. Tôi nói ḿnh chưa ăn, nhưng lỡ lời th́ chịu v́ chưa ăn đă biết món nuốt không nổi của anh v́ chỉ thấy anh suy tư như một triết gia trước tô hủ tíu đục ngầu. Tôi để mắt đến khoanh bánh tét trên bàn; biết rằng của ngon không tới ḿnh, nhưng đói quá th́ nhá cho đỡ mờ mắt. Tôi nhặt khoanh bánh tét lên miệng, vừa cắn chưa ngập răng đă hiểu ra là ḿnh sắp tốn tiền đi thay mắt kính v́ miếng bánh c̣n gói trong ny-lon... Thế nhưng liền sau đó tôi hiểu thấu hơn bao giờ hết, có những thứ đừng bao giờ lột vỏ sẽ tốt hơn! Tôi chợt hiểu ra người ḿnh, tuy không ăn, không thích ăn bánh tét nữa v́ đến lúc bao tử khó tiêu những món nặng bụng nên khoanh bánh c̣n hoài trong pḥng ăn đă sang tuần. Nhưng không ai nỡ vứt vào thùng rác như miếng sườn nướng, vài con tôm, miếng cá trắng phau... ăn không hết. Khoanh bánh tét không đáng giữ lại về mặt thực phẩm ở Mỹ; càng không là ǵ so với những món khác khoái khẩu hơn mà sao người ta vẫn bỏ vô thùng rác vô tư, đơn giản là ở Mỹ càng ăn càng khổ thân với đường máu, huyết áp, cholesterol... Khoanh bánh tét không là ǵ cả khi người ta tính tới giá trị thực phẩm (vật chất) của nó. Nhưng không ai đủ nhẫn tâm vứt khoanh bánh tét vô thùng rác v́ nó gắn bó với mỗi người Việt một kỷ niệm riêng tư. Có người bạn từng kể cho tôi nghe về khoanh bánh tét năm xưa: anh trốn tù vào dịp tết, v́ những người quản giáo lo nấu bánh chưng ăn tết nên lơ là canh pḥng, là dịp tốt để trốn trại. Không ngờ anh đi lạc trong rừng đến mấy hôm, đến ngất xỉu v́ đói th́ t́m được nhà dân. Phải nhà dân nghèo quá, chỉ có nửa đ̣n bánh tét là lương thực trong nhà. Anh xin được ăn hết v́ quá đói; bà cụ già không từ chối anh, nhưng anh chỉ ăn một khoanh bánh tét là tỉnh ra từ thể chất tới tinh thần nên khôi phục nhân tính: nếu ḿnh ăn hết th́ cụ với cháu gái lấy ǵ ăn tết!

    Người ăn khoanh bánh tét nhớ măi người cho đă đành v́ miếng khi đói bằng gói khi no. Nhưng với mỗi người, dù đă bao nhiêu tuổi vẫn không quên nếu đă có một lần ngồi nấu bánh thâu đêm. Khoanh bánh tét; miếng bánh chưng, dường như thoát ra khỏi giá trị thực phẩm ngày tết để mang ư nghĩa tinh thần về mặt phong tục tập quán, hễ tết th́ ít nhiều cũng ăn một miếng bánh chưng, bánh tét để coi như ḿnh có ăn tết; khoanh bánh tét vô h́nh chung mang giá trị kỷ niệm theo thời gian không phai về h́nh ảnh ông bà, cha mẹ, chắt chiu cả năm trời để có thể nấu được nồi bánh cho gia đ́nh, con cháu ăn tết. Những ai may mắn có được kỷ niệm thâu đêm bên người yêu bập bùng ánh lửa nồi bánh cuối năm trong không gian se lạnh ở quê nhà th́ nỗi nhớ càng thêm da diết chốn quê xưa trong tâm can người hải ngoại.



    Tôi nuốt không nổi khoanh bánh tét đă hôi ê, nếp th́ cứng c̣ng v́ trời lạnh, đậu xanh nghiền đă lên men chua, nhân thịt khô khốc như gỗ đốt ḷ sưởi. Có lẽ không có miếng thức ăn nào gọi là bánh mà dở như khoanh bánh tét trong tay tôi chiều nay, nhưng không tài nào bỏ vô thùng rác được chỉ v́ đó là khoanh bánh tét; không ai bỏ được quê hương trong tâm tưởng, nhất là không khí tết đă lai văng đâu đó trong chợ Việt Nam với những hàng mă, hoa mai, hoa đào và những hộp bánh mứt lưu vong vẫn không lột xác được màu mè đỏ chói. Tôi đành làm Phan thanh Giản kư hiệp ước Patenôtre, tọng khoanh bánh tét vô miệng ḿnh, vừa nuốt trộng vừa dông đi nhà in...

    Chiều đă đi vào đêm v́ mùa đông tối sớm. Lái xe đến nhà in đă nghe âm ỉ trong ḷng một nỗi nhớ quê hương ít hơn là trúng thực. Đêm về có thuốc pḥng thân, cognacceline trị bá bệnh nên cơn âm ỉ thực phẩm nguội qua được. Nhưng nỗi ḷng âm ỉ đêm đông từ tro tàn trỗi dậy những đêm thức nấu bánh đă xa mù trong kư ức. Bỏ qua thời thơ dại, cố gắng thức tới giao thừa để đón mừng năm mới nhưng có chú bé con nào thức nổi tới mười hai giờ đêm; nên người ta về sau, có những đêm chong đèn ngồi nhớ lại-từng câu chuyện ngày xưa, như đêm nay... Cảm ơn linh hồn theo ta đeo đẳng để biết tin kỷ niệm làm cho người ta nguôi ngoai; những ngọn lửa tí tách đêm xưa làm nên t́nh yêu để chia xa; hạnh phúc để đớn đau; nỗi nhớ để hận ḷng... nhưng đêm chong đèn ngồi nhớ lại từng câu chuyện ngày xưa sẽ rơ được duyên khởi; duyên tận, như mùa về lại đi, mùa đông se sắt đang qua, mai xuân về hoa nở, hạ vàng biển xanh, thu đi cho lá vàng bay... những ẩn hiện trong ḷng đêm lần lần hóa giải những uẩn khúc. Nhờ khoanh bánh tét khơi ḷng đêm đông, mùa xuân về trên bàn phím hay người về từ xa xăm; “đêm qua chưa mà trời sao vội sáng...” tiếng nhạc không lời hong nốt mùa đông đang qua...

  3. #43
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Thi quốc tịch Mỹ



    - Nguyễn Thơ Sinh



    Không ít người Việt Nam ḿnh đă từng mơ ước đến nước Mỹ. Và rồi một số không nhỏ trong chúng ta đă đến Mỹ trong tư cách của những di dân hợp pháp. Đó là điểm khởi đầu. Kế đó mỗi người sẽ được cấp một thẻ thường trú quen gọi là thẻ xanh (green card) - mặc dù thẻ này trong những năm đầu tiên có màu hồng. Giờ đổi thành màu trắng. Nhưng cái tên thẻ xanh th́ đă chết tên cho tới ngày hôm nay.



    Đến Mỹ sống, hầu như người di dân nào cũng muốn nhanh chóng thi đậu quốc tịch Mỹ. Mơ ước đó rất khác với mơ ước có một ngôi nhà đẹp, có một chiếc xe láng coóng. Có quốc tịch Hoa Kỳ là một lợi ích nhiều mặt, v́ đây là một bảo đảm cho những quyền lợi chỉ dành cho những công dân Mỹ.

    Một số đông các bạn đă biết đề thi quốc tịch Mỹ bao gồm 100 câu hỏi tương đối đơn giản so với người có chút khả năng Anh ngữ. Nhưng với không ít người là một nỗi ám ảnh (!) Có lẽ v́ khi thi quốc tịch bạn sẽ phải trả lời vấn đáp những câu hỏi với nhân viên của Sở Di trú. Rất dễ bị sai v́ bối rối mà quên. Rồi v́ lo lắng nhiều quá nên đề thi quốc tịch Mỹ trở thành nan giải!

    Từ khi nào Hoa Kỳ có vấn đề thi quốc tịch, và tại sao có yêu cầu này? Theo sử sách th́ yêu cầu được nhập tịch Mỹ (trong đó có những qui định rất ngặt nghèo) xuất hiện khá sớm từ thời Mỹ c̣n trong giai đoạn thuộc địa. Theo năm tháng luật lệ nhập tịch có những điều chỉnh. Tuy nhiên đến năm 1986, Hoa Kỳ có bài thi nhập tịch hoàn chỉnh đồng nhất cho tất cả mọi người (Citizenship Test). Đến năm 2008, đề thi quốc tịch Mỹ được điều chỉnh thêm một lần nữa trở thành đề thi chúng ta đang có hiện nay.

    Ngay từ năm 1790, Quốc hội Mỹ đă đưa ra yêu cầu về nhập tịch. Thời đó yêu cầu như sau: Chỉ cần là người Mỹ trắng trưởng thành, đàn ông hay phụ nữ, đều có thể được nhập tịch sau 2 năm sống ở Mỹ. C̣n những ai sống một năm ở Mỹ, muốn được nhập tịch sớm hơn sẽ phải nộp đơn tại ṭa án với bằng chứng ḿnh là người có hạnh kiểm đạo đức tốt (good moral character) và tuyên thệ trung thành với Hiến pháp Mỹ (Constitution). Thể thức ban đầu đơn giản là thế nhưng về sau các qui định càng lúc càng trở nên khắt khe, phức tạp hơn.

    Năm 1986, một loại đề thi công dân (civics test) để nhập tịch ra đời. Gọi là thi, nhưng thực ra đây là những câu hỏi trong cuộc vấn đáp lấy ra trong bộ đề thi gồm 100 câu hỏi. Nội dung của những câu hỏi này liên quan đến lịch sử Mỹ và kiến thức về chính quyền Mỹ. Đây là những câu hỏi đă soạn sẵn nên người đi thi có thể học trước. Tuy nhiên, trở ngại lớn với nhiều người là vấn đáp, nên những ai có trở ngại về nghe và nói tiếng Anh sẽ dễ nản! Cần biết trong số 100 câu hỏi đó, khoảng chừng 10 câu hỏi được hỏi. Bạn chỉ cần trả lời sáu câu là đủ điểm để đậu. Thế nhưng theo kinh nghiệm của một số bà con th́ nhiều lúc nhân viên chỉ hỏi vài ba câu thôi (có vẻ chỉ mang tính chất tượng trưng).



    Năm 2008, nội dung những câu hỏi của đề thi quốc tịch có chút thay đổi. Lần này những câu hỏi có phần trực tiếp hơn như: Ai là người viết lời bài Quốc ca? (Who wrote the Star Spangled Banner?) được giảm bớt, thay vào đó, những câu gắn liền với các phong trào phụ nữ, về người bản địa Indian, và lịch sử người da đen được nhắc đến nhiều hơn. Cơ quan Dịch vụ Quốc tịch và Nhập cư Hoa Kỳ (U.S. Citizenship and Immigration Services) cho biết ngay cả những người có kiến thức cần phải đọc mới hiểu và nhớ được, suy ra không dễ chút nào.

    Theo ư kiến của những người phản đối đề thi nhập tịch th́ đây là một kỳ thi khá gay cấn và thiên vị - không dễ dàng đối với người thi. V́ vậy, phiên bản đề thi quốc tịch năm 2008 đă có chút điều chỉnh nhằm xoa dịu những đ̣i hỏi của nhóm người chỉ trích này v́ họ cho rằng đề thi khó quá. Hơn nữa lệ phí nộp thi quốc tịch cũng không rẻ. Trong mẫu đơn N-400 ghi rơ lệ phí là $595. Một số đông không đủ tiền nộp đơn (cộng với thi cử khó khăn) nên từ chỗ ngại ngùng sanh ra làm biếng. Cuối cùng họ nản, bỏ luôn ư định theo đuổi ước mơ nhập tịch của ḿnh.

    Nhưng tuy khó khăn, vẫn nhiều người Việt thi đậu. Vả lại sẽ có những trường hợp ngoại lệ, như người sống ở Mỹ được 20 năm và đủ 50 tuổi sẽ được thi quốc tịch bằng tiếng mẹ đẻ. C̣n trường hợp những ai có các rối loạn về sức khỏe tâm thần, hạn chế phát triển, hoặc có những trở ngại (nếu có giấy chứng nhận của bác sĩ) sẽ được miễn thi quốc tịch.

    Trường hợp của chị A., một phụ nữ Việt Nam, sau khi nhập viện cấp cứu do đột quỵ (stroke) hai lần, trí nhớ của chị bị suy thoái. Khi đi bác sĩ khám nghiệm chị bày tỏ nguyện vọng xin chứng nhận giúp chị đă mất trí nhớ. Bác sĩ kiểm tra và thấy chị có mất trí nhớ thật. Ông viết cho chị ít hàng đánh giá, kết quả là chị đă khỏi phải thi quốc tịch.

    Than phiền phổ biến nhất của người muốn thi quốc tịch là phần vấn đáp. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của nhiều đồng hương Việt chúng ta th́ có vẻ rất hên xui. Nhiều cô bác lúc đi thi không hề nghĩ ḿnh sẽ đậu, nhưng cuối cùng gặp may; nên cũng có không ít người thi hoài không đậu, sanh ra nản chí, ngă ḷng.

    Thực ra, những nhân viên vấn đáp cũng có ngày vui, hôm buồn. Rồi khi vui th́ họ thoải mái, dễ dàng, khi kém vui cũng dễ giận cá chém thớt. Hoặc hôm người đi thi gặp nhân viên đang vội việc khác, chỉ hỏi qua loa th́ kể như may mắn, chỉ về chờ ngày tuyên thệ.



    Nhiều cô bác tâm sự: Nhân viên phỏng vấn cũng là con người. Mà đă là con người th́ ai cũng thích được tôn trọng. Nên lúc đi thi ḿnh cần tươi tắn, lịch sự và nghiêm cẩn. Người phỏng vấn dễ có thiện cảm với những người ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, nói năng lịch sự, lễ độ. Lời nói không mất tiền mua, những tiếng Sir, Ma’am, vừa nghe êm tai, vừa chứng tỏ tư cách của ḿnh. Từ chỗ có thiện cảm, người ta sẽ dễ dàng du di, quyền trong tay họ...

    Nh́n chung, thi đậu quốc tịch Mỹ là một lợi ích quan trọng. Nhất là trong việc bảo lănh thân nhân đến Mỹ. Ngoài ra, nhiều chương tŕnh phúc lợi xă hội chỉ dành riêng cho người có quốc tịch Mỹ nên công dân Mỹ thường được coi là có ưu tiên hơn. Nhiều bà con ḿnh, chờ đủ sau 5 năm sống ở Mỹ là nộp đơn xin thi quốc tịch. Nhiều người cố, ráng, cặm cụi vật lộn với chữ nghĩa cũng chỉ v́ mơ ước được bảo lănh thân nhân đoàn tụ hay để cầm tấm thông hành Hoa Kỳ cho an toàn hơn khi đi lại.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Sau bức mành mành tre...
    By nguyen manh quoc in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 224
    Last Post: 12-10-2018, 11:46 PM
  2. Replies: 38
    Last Post: 08-08-2012, 11:10 AM
  3. Lưu manh chính trị
    By hoanghuyus123456 in forum Tin Việt Nam
    Replies: 14
    Last Post: 07-07-2012, 07:50 AM
  4. Replies: 6
    Last Post: 18-11-2011, 11:09 AM
  5. Replies: 15
    Last Post: 22-01-2011, 01:58 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •