Page 9 of 19 FirstFirst ... 5678910111213 ... LastLast
Results 81 to 90 of 185

Thread: Nhà máy điện hạt nhân và chất thải phóng xạ

  1. #81
    Dac Trung
    Khách
    Bản thảo bưc´ thư đă được rút để sửa cách đây ba ngày :

    Thứ ba, ngày 15 tháng năm năm 2012

    Bản Dự thảo lá thư gửi Chính phủ Nhật Bản phản đối việc cho chính phủ hiện nay của Việt Nam vay khoảng 10 tỷ USD xây nhà máy phát điện nguyên tử hiện đang trong quá tŕnh được các nhà chuyên môn về hạt nhân, về ngữ văn chỉnh sửa, hiệu chỉnh. NXD - blog tạm gác lại. Kính mong chư vị thông cảm!

    http://xuandienhannom.blogspot.de/20...chinh-phu.html

  2. #82
    Dac Trung
    Khách
    Có thể dùng Google để dịch các thông tin tiếng Anh trong thread này qua tiếng Việt :


    http://translate.google.com/?hl=de&i...&tab=wT#en|vi|

  3. #83
    Member
    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    613
    Quote Originally Posted by Dac Trung View Post
    Thông tin nào nói là Nhật sẽ mở lại tât´ cả ? Nhiêù địa phương bên Nhật không muôn´ cho mở nhà máy điện hạt nhân trở lại . Chính phủ Nhật đang t́m cách vận động và họ sẽ mở lại một sô´, nhưng mà dân Nhật phản đôí như vậy th́ sơm´ muộn ǵ chính phủ Nhật cũng sẽ phải thay thê´ trong những thập niên về sau.
    Bác à, em đâu có đề cập đến thông tin là Nhật sẽ mở lại tất cả đâu.
    Em chỉ đề cập đến thông tin là Nhật chưa ra quyết định đóng cửa tất cả các nhà máy điện nguyên tử thôi.
    Các nhà máy này chỉ tạm ngừng để kiểm tra theo luật của nó thôi (13-15 tháng hoạt động).
    Chỉ có một nhà máy ở vùng Trung Bộ là phải ngừng đột ngột để gia tăng các biện pháp an toàn.

    "chính phủ Nhật cũng sẽ phải thay thê´ trong những thập niên về sau", là đúng rồi, xu thế của thời đại mà.
    chỉ có bọn VC điên khùng, đỉnh cao trí tuệ mới rước của nợ về nhà thôi.

  4. #84
    Dac Trung
    Khách
    Thứ Bảy, 05 tháng 5 2012

    Nhật Bản đóng cửa ḷ phản ứng hạt nhân cuối cùng

    Gần 14 tháng sau khi có trận động đất và sóng thần, gây ra tai nạn hạt nhân tệ hại, Nhật Bản đă cho đóng cửa ḷ phản ứng chót của mạng lưới nhà máy điện hạt nhân.



    Các tua bin gió chạy dài 50 kilomet dọc theo bán đảo Sadamisaki phía tây nước Nhật sẽ trở nên quan trọng hơn khi Nhật đóng cửa ḷ phản ứng điện hạt nhân cuối cùng

    Lần đầu tiên sau 42 năm, Nhật Bản sẽ không c̣n ḷ phản ứng hạt nhân nào hoạt động sau khi ḷ cuối cùng được tắt đi vào khuya thứ Bảy tại nhà máy Tomari ở Hokkaido.

    Sau trận động đất và sóng thần năm ngoái làm ḷ phàn ứng ở nhà máy Fukushima gặp t́nh trạng tan chảy, chính phủ Nhật Bản đă cho kiểm tra lại toàn bộ các ḷ bằng những cuộc trắc nghiệm khả năng chịu đựng độ căng.

    Từng ḷ một phải ngưng hoạt động để kiểm tra xem có chịu được động đất và sóng thần hay không.

    Các ḷ đầu tiên qua được trắc nghiệm là ḷ số 3 và số 4 của nhà máy Ohi ở quận Fukui thuộc miền trung. Chính quyền đă đánh giá tốt cho cuộc trắc nghiệm này, nhưng cho tời nay, chưa c̣ lỏ nào được khởi động lại.

    Chính quyền lo ngại nếu không có điện hạt nhân, Nhật Bản sẽ gặp nạn khan điện vào mùa hè này.

    Tuy nhiên, người dân ở những nơi có nhà máy điện hạt nhân vẫn chưa dứt khoát là họ có muốn cho các ḷ này hoạt động trở lại hay không.

    Các cuộc thăm ḍ công luận cho thấy đa số quần chúng chống đối việc tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân. Chính quyền Nhật Bản cũng chưa định ngày để tái khởi động ...

    Theo VOA :

    Japan Shuts Down Last Nuclear Reactor


    http://www.voanews.com/content/japan...55/370357.html

  5. #85
    Dac Trung
    Khách
    Chủ nhật 20 Tháng Năm 2012

    Báo chí VN cáo buộc nhân viên Viện Hán Nôm «hành hung» thương binh

    Ngày 18/05 vừa qua, một số người tự nhận là « thương binh » đă kéo đến trụ sở Viện Nghiên cứu Hán Nôm ( Hà Nội ) để truy bức, đe dọa tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện và một số nhân viên khác của Viện, đ̣i ông phải gỡ bỏ các bài viết trên trang blog của ông, đặc biệt là thư ngỏ phản đối chính phủ Nhật viện trợ xây nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam.

    Tờ Quân đội Nhân dân, trong một bài báo đăng trên mạng tối hôm qua xác nhận là các « thương binh » muốn gặp tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện v́ ông đă có một số bài viết phản đối chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân của chính phủ, một chủ trương mà các « thương binh » này cho là « đúng đắn, hợp ḷng dân ». Theo họ, việc ông Nguyễn Xuân Diện lên blog để phản đối chủ trương trên là « không chấp nhận được ».

    Nhưng theo tường thuật của tờ báo này, « cuộc gặp đang diễn ra th́ có hai người xông vào hành hung các thương binh làm anh Quang, thương binh từng bị thương ở năo, bị ngất xỉu. » Tờ Quân đội Nhân dân cho biết, Công an thành phố Hà Nội đă chỉ đạo Công an quận Đống Đa và Công an phường Trung Liệt « khẩn trương điều tra » vụ này và nếu cần th́ khởi tố để « xử lư nghiêm minh trước pháp luật ».

    Tuy nhiên, bài báo nói trên của tờ Quân đội Nhân dân đă bị gỡ bỏ khỏi mạng vài tiếng sau khi được đăng. Trong khi đó, tờ báo Cựu Chiến binh Việt Nam th́ vẫn giữ nguyên trên mạng bài báo tựa đề « Ủng hộ chính sách của Nhà nước, một thương binh nặng bị hành hung », được đăng từ tối hôm qua. Bài báo đưa ra nhiều chi tiết hơn, trong đó có tên tuổi của các « thương binh », danh tính của người « hành hung » thương binh và diễn tiến vụ « hành hung ». Có điều, tờ Cựu Chiến binh lại mô tả diễn tiến vụ « hành hung » thương binh hoàn toàn khác với mô tả của tờ Quân đội Nhân dân.

    Trao đổi qua điện thoại hôm nay, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện khẳng định không hề có chuyện « thương binh bị hành hung », mà trái lại chính ông và những nhân viên khác mới là những người bị uy hiếp tinh thần, nhưng rất may họ đă cố nhịn để không bị lọt vào bẫy khiêu khích của các « thương binh ». Ông Nguyễn Xuân Diện cũng cho biết ngày mai ông và một số người khác sẽ đến ṭa soạn hai tờ báo Quân đội Nhân dân và Cựu chiến binh Việt Nam để chất vấn ban biên tập về nội dung hai bài báo nói trên.

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2012...BB-thuong-binh

    Công an vào cuộc vụ Nguyễn Xuân Diện?

    Cập nhật: 12:59 GMT - chủ nhật, 20 tháng 5, 2012


    Ông Nguyễn Xuân Diện đang đối diện sức ép từ phía chính quyền

    Báo Quân đội Nhân dân trong một bản tin bị rút không rõ lý do nói Công an thành phố Hà Nội đã vào cuộc vụ các ‘thương binh bị hành hung tại phòng làm việc của ông Nguyễn Xuân Diện" ở Viện Hán Nôm.

    Hôm thứ Sáu ngày 18/5, một nhóm người tự xưng là ‘thương binh’ này đã đến Viện Hán Nôm tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa để ‘nói chuyện phải quấy’ với ông Diện về ý kiến phản đối của ông đối với dự án nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận do Nhật tài trợ.

    Họ yêu cầu ông Diện phải rút khỏi trang mạng cá nhân của ông các bài viết kêu gọi ký tên vào một lá thư phản đối dự án được dự kiến sẽ gửi đến thủ tướng và Sứ quán Nhật Bản vào ngày 21/5 tới.

    ‘Khẩn trương điều tra’

    Trong một bản tin được đưa lên trang mạng vào tối thứ Bảy ngày 19/5, báo Quân đội Nhân dân cho biết “Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an quận Đống Đa và Công an phường Trung Liệt khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ vụ việc”.

    “Nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì khởi tố để xử lý nghiêm minh trước pháp luật,” tờ báo này đưa tin.

    Cũng theo tờ báo này thì ngay sau khi vụ việc xảy ra, người thương binh ‘bị hành hung’ có tên là Quang đã ‘được chuyển đến khám chứng thương’ tại bệnh viện Saint Paul.

    Những người đến phòng làm việc của ông Diện ngày hôm đó được báo Quân đội Nhân dân mô tả là ‘thương binh nặng’.

    Theo bản tin này thì ‘hai người (một nam và một nữ tên là Th&#432... xông vào hành hung các thương binh làm anh Quang, thương binh từng bị thương ở não, bị ngất xỉu’.

    Tuy nhiên, bài báo này đã được rút xuống chỉ hai tiếng đồng hồ sau khi được đăng mà không rõ nguyên do.
    Trong khi đó thì báo Cựu chiến binh, cơ quan ngôn luận của Hội Cựu chiến binh Việt Nam, cũng đã lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ rõ ràng đối với các ‘thương binh’ này trong vụ việc.

    Trong một bài báo được đăng trên trạng của họ hôm 19/5, báo Cựu chiến binh cho biết những người này ‘bị hành hung tại trụ sở cơ quan nhà nước’ chỉ vì họ ‘ủng hộ chính sách xây dựng nhà máy điện hạt nhân của chính phủ’.

    “Báo Cựu chiến binh đề nghị các cơ quan chức năng xem xét và làm rõ vấn đề này, trả lại sự công bằng cho những thương binh, những người đă cống hiến xương máu bảo vệ đất nước và nay lại tiếp tục nỗ lực bảo vệ hạnh phúc và lợi ích của nhân dân,” bài báo viết.

    Báo Cựu chiến binh cũng mô tả họ là ‘thương binh nặng của thành phố Hà Nội’. Báo này nêu tên đầy đủ của họ, bao gồm các ông Hoàng Đức Đồng, Nguyễn Sĩ Duyên, Nguyễn Tất Hùng, Chu Vinh Quang, Nguyễn Vinh Công và Quản Văn Khang.

    Báo Cựu chiến binh dẫn lời ‘thương binh’ Quản Văn Khang giải thích lý do ông ‘bất bình’ với ông Diện: “Nay dân ḿnh c̣n nghèo, một số nơi đồng bào c̣n không có điện để dùng vậy mà khi chính phủ Nhật đồng ư viện trợ cho Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân phục vụ cho nhân dân th́ lại có những người chống phá.”

    ‘Sai sự thật’

    BBC đã liên lạc cụ bà Lê Hiền Đức, người trực tiếp có mặt tại hiện trường Viện Hán Nôm khi vụ việc xảy ra, để hỏi về cáo buộc hành hung của các ‘thương binh’ này.


    Ông Chu Hảo và ông Nguyễn Xuân Diện

    Ông Diện đã có những hành động gây khó chịu cho chính quyền

    Bà Đức cho rằng cáo buộc này là ‘hoàn toàn sai sự thật’.

    Bà cho biết bà có nói chuyện trực tiếp với cô Thư, người bị cáo buộc là đã có hành vi hành hung nhóm ‘thương binh’, ngay trong buổi chiều xảy ra vụ việc.

    Theo lời cô Thư này kể lại thì cô chỉ ra nói với những người này là không thể gây ồn ào ở cơ quan làm việc khi họ đang đi lên tầng tìm phòng làm việc của ông Nguyễn Xuân Diện.

    Theo bà Đức, người nhân viên tên Thư của Viện Hán Nôm này ‘hiền lành lắm’ và bà ‘tin chắc’ rằng một người phụ nữ ‘chân yếu tay mềm’ chỉ mới ngoài 20 tuổi thì ‘làm sao dám đánh mấy ông to béo mặt mày dữ dằn’.

    Bà kể trong buổi sáng xảy ra vụ việc sau khi những người ‘thương binh’ này rời khỏi Viện Hán Nôm thì không nghe gì đến việc ‘hành hung’ nhưng đến hơn 4 giờ chiều ngày hôm đấy người nữ nhân viên này bị công an mời ra làm việc.

    Trước đó, trao đổi với BBC sau khi sự việc xảy ra, ông Nguyễn Xuân Diện cũng cho biết là nhóm các ‘thương binh’ này đã có những lời lẽ ‘vô cùng khiếm nhã’ và ‘rất là tệ đối với tôi’.

    Ông nghi ngờ những người này ‘đã được thuê mướn’ hoặc ‘được chỉ đạo’ để có hành động như trên.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...a_nxdien.shtml

    Cảnh một số được cho là thương binh đến gây rối tại pḥng làm việc của TS Nguyễn Xuân Diện ở Viện Hán Nôm, sáng ngày 18/05/2012 về việc TS Diện và một nhóm người viết thư phản đối việc chính phủ Nhật tài trợ xây nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam


  6. #86
    Dac Trung
    Khách
    Thứ sáu 25 Tháng Năm 2012

    Chính phủ Nhật đă được thư của nhân sĩ Việt Nam phản đối dự án hạt nhân Ninh Thuận


    Theo hăng thông tấn Jiji, đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội đă nhận được bức thư do các nhiều nhân sĩ Việt Nam trong và ngoài nước đồng kư tên phản đối dự án hạt nhân tại Ninh Thuận. Sáng kiến này đă được gần 500 người ủng hộ, từ Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đến người đứng hàng thứ 495 theo danh sách công bố hôm nay là cựu chiến binh Đàm Minh ở Hải Pḥng.

    Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, một trong những nhân vật đi tiên phong báo động Nhật Bản về lư do không nên cung cấp cho Việt Nam nhà máy điện hạt nhân, bị một nhóm người tự xưng là « thương phế binh » hăm dọa. Nhưng hành động này không ngăn chận được những người quan tâm đến an nguy của dân tộc Việt Nam tham gia kư tên, nguyện vọng của họ đă được công bố rộng răi và được chia sẻ.


    Từ Tokyo, thông tín viên Đỗ Thông Minh tường thuật :

    Thông tín viên Đỗ Thông Minh - Nhật Bản

    Nghe Audio in :

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2012...t-nhan-ninh-th

  7. #87
    Dac Trung
    Khách
    Quote Originally Posted by chatnchit View Post
    Ông Noda mà nhận được bức thư này thì ông đó cười sặc lên mà chết mất....
    Nêú ḿnh không làm ǵ th́ thiêt´ tưởng là không nên chê´diễu dèm pha ngướ khác .

    Việc họ gởi thư yêu câù Nhật là đúng đó.

    Nêú sau này xăy ra chuyện th́ Nhật cũng gánh một phần nhỏ trách nhiệm về phương diện đạo đưc´. Vê luật pháp dĩ nhiên là không thể làm ǵ Nhật được v́ đó là quyêt´định cho xây của chính phủ CHXHCNVN, tuy nhiên về phương diện đạo đưc´ th́ Nhật nên rút lui.

    Ngoài ra cũng cho Nhật thâư là ngướ dân VN không hoàn toàn đồng ư như các báo của đảng cộng sản VN tuyên giáo .

  8. #88
    Dac Trung
    Khách
    Thảm họa Fukushima đáng sợ hơn ước tính

    Hăng tin Kyodo (Nhật Bản) ngày 25-5 cho biết mức phóng xạ lan ra không khí sau thảm họa hạt nhân Fukushima tháng 3-2011 nghiêm trọng hơn những ǵ mà nước Nhật ước tính trước đó.






    Theo Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), khoảng 900.000 terabecquerel phóng xạ đă được thải ra không khí từ ngày 12 đến 31-3-2011. Đây là con số cao hơn so với ước tính trước đó của Ủy ban An toàn hạt nhân Nhật Bản. TEPCO cũng thông báo mức phóng xạ thải ra sau tháng 3-2011 đă giảm.

    Các số liệu mới nhất từ TEPCO được đưa ra sau khi Tổ chức Y tế thế giới ra báo cáo về mức độ phóng xạ ở Nhật, theo đó trẻ em sơ sinh ở những cộng đồng bị ảnh hưởng nhất của thảm họa chính là nạn nhân bị nhiễm xạ cao hơn so với b́nh thường.

    Ở một thị trấn thuộc khu vực Fukushima, mức độ phóng xạ tuyến giáp với trẻ em là 100 - 200 millisievert (mSv). Mức độ như vậy có thể liên quan tới khả năng cao về bệnh ung thư sau này. Ở các khu vực c̣n lại của Nhật, con số từ 1-10mSv. Ở ngoài nước Nhật, con số chỉ chưa đến 0,01 mSv, và thường thấp hơn như vậy.

    Sau thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986, số ca ung thư tuyến giáp được t́m thấy sau đó ở những người vốn chỉ trẻ em vào thời điểm thảm họa cao hơn so với người b́nh thường .

    Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới là nỗ lực quốc tế đầu tiên nhằm đánh giá mức phóng xạ từ thảm hỏa hạt nhân.

    Nhật Bản đă đặt ra mục tiêu làm sạch mọi khu vực mà có mức phóng xạ cao hơn mức b́nh thường 1 millisievert.

    Các nỗ lực làm sạch không khí trong năm đầu tiên tập trung ở các khu vực có nồng độ phóng xạ từ 20 - 50 mSv/năm, tức 7-16 lần so với mức trung b́nh công dân một nước nông nghiệp tiếp nhận mỗi năm, nhưng thấp hơn khả năng bị ung thư.

    Thảm họa sóng thần sau trận động đất 9 độ Richter ở nước Nhật năm 2011 đă làm hư hại nặng Nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima. Cư dân một số thị trấn quanh khu vực đă phải rời bỏ nhà cửa. Đến nay, toàn bộ khu vực 20km xung quanh nhà máy vẫn bị phong tỏa.


    http://vn.news.yahoo.com/th-m-h-fuku...XBob3Rv;_ylv=3

    http://sgtt.vn/Quoc-te/164361/Tham-h...-uoc-tinh.html

    http://us.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te...15a457299.html

  9. #89
    Dac Trung
    Khách
    CỰU THỦ TƯỚNG NHẬT KHUYẾN CÁO TỪ BỎ ĐIỆN HẠT NHÂN



    Cựu thủ tướng Nhật Naoto Kan ra điều trần ngày 28/5/2012 trước ủy ban độc lập của Nghị viện về tai nạn hạt nhân Fukushima.
    REUTERS/Kim Kyung-Hoon

    Ngày hôm nay, 28/05/2012, ông Naoto Kan, người đảm trách chức vụ thủ tướng khi xẩy ra thảm họa hạt nhân Fukushima, đă ra điều trần trước một ủy ban điều tra độc lập của Nghị viện. Cựu thủ tướng Nhật Bản thừa nhận trách nhiệm của Nhà nước trong thảm kịch này và cho rằng giải pháp an toàn nhất là từ bỏ điện hạt nhân.

    Thảm họa hạt nhân Fukushima đă xẩy ra, sau khi nước Nhật phải hứng chịu một trận động đất và sóng thần kinh hoàng, ngày 11/03/2011. Ủy ban điều tra của Nghị viện muốn làm rơ trách nhiệm của thủ tướng Naoto Kan và chính phủ của ông trong việc kiểm soát, xử lư cuộc khủng hoảng này.

    Cựu thủ tướng Nhật tuyên bố: « Tai nạn hạt nhân xẩy ra trong một nhà máy điện nguyên tử mà hoạt động của nó thuộc phạm vi chính sách quốc gia. Do vậy, trách nhiệm trước tiên là thuộc về Nhà nước ». Ông nói thêm: "Là người lănh đạo đất nước lúc xẩy ra tai nạn, tôi thành thật xin lỗi v́ đă không ngăn chặn được tai nạn này". Sau khi nhận lỗi, cựu thủ tướng Nhật cũng cố gắng giải thích, biện minh cho các quyết định của ḿnh, nhưng ông cũng phải thừa nhận là nhiều biện pháp đă được đưa ra chậm trễ.

    Ủy ban điều tra đă đặt ra nhiều câu hỏi như về chuyến thăm nhà máy điện hạt nhân Fukushima của thủ tướng Kan vào ngày 12/03, về việc thông gió khu ḷ hạt nhân chậm trễ, phun nước biển làm nguội ḷ, về ư định của tập đoàn khai thác TEPCO muốn bỏ mặc nhà máy đang lâm nạn và có nguy cơ bị nổ, về thông tin nói rằng Nhật Bản từ chối sự trợ giúp kỹ thuật của Mỹ v.v...

    Các câu trả lời, giải thích của ông Naoto Kan cho thấy một sự thật phũ phàng: Trong những giờ đầu, ngày đầu xẩy ra tai nạn, thủ tướng không có thông tin chi tiết và rơ ràng. Ông phải đến hiện trường th́ mới có thể ra các quyết định đối phó với khủng hoảng. Thủ tướng hỏi v́ sao tiến độ xử lư chậm, ai cũng trả lời là không biết. Đích thân thủ tướng Nhật phải ra lệnh cho lănh đạo TEPCO không cho phép rút hết nhân viên ra khỏi hiện trường và do vậy, đến ngày 15/03, tức là 4 ngày sau thảm họa, chính phủ mới thành lập một bộ phận chuyên trách chỉ đạo giải quyết tai nạn.

    Liên quan đến việc sơ tán người dân trong ṿng bán kính 3km, rồi 10 km và cuối cùng là 20km, cựu thủ tướng Nhật khẳng định rằng các quyết định của ông dựa theo ư kiến của nhóm chuyên gia mà những người này lại thường không đồng ư với nhau.

    Sự rối loạn trong quản lư tai nạn c̣n thể hiện rơ khi cựu thủ tướng Nhật thừa nhận là cho đến khi từ chức vào tháng Tám năm ngoái, ông vẫn không có được đầy đủ thông tin, các ư kiến và đề xuất. Ông Naoto Kan nêu ví dụ là hôm qua, lần đầu tiên, ông nghe thấy cựu phát ngôn viên chính phủ, khi ra điều trần, nói rằng Cơ quan An toàn Hạt nhân từ chối sự trợ giúp kỹ thuật của Mỹ, trong khi ông lại là người chủ trương đón nhận mọi h́nh thức giúp đỡ.

    Một năm sau thảm họa Fukushima, tất cả 54 ḷ phản ứng nguyên tử của Nhật Bản đều ngừng hoạt động và xứ hoa anh đào đang xem xét lại chính sách điện hạt nhân.

    Chính v́ vậy, cuộc điều trần của cựu thủ tướng Nhật Bản biến thành một diễn đàn chống điện hạt nhân. Mở đầu, ông Naoto Kan nói: « Với kinh nghiệm vụ 11 tháng 3, tôi đă hiểu rằng cách tư duy của tôi, ḷng tin của tôi đối với việc khai thác năng lượng nguyên tử là không đúng ». Kết thúc phần tŕnh bày, cựu thủ tướng Nhật Bản tuyên bố: « Năng lượng hạt nhân an toàn nhất khi chúng ta không phụ thuộc vào nó. Nói một cách khác, cần phải tống khứ năng lượng nguyên tử đi ».


    http://www.viet.rfi.fr/chau-a/201205...-dien-hat-nhan

  10. #90
    Dac Trung
    Khách
    Thứ sáu 25 Tháng Năm 2012

    Chính phủ Nhật đă được thư của nhân sĩ Việt Nam phản đối dự án hạt nhân Ninh Thuận

    Theo hăng thông tấn Jiji, đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội đă nhận được bức thư do các nhiều nhân sĩ Việt Nam trong và ngoài nước đồng kư tên phản đối dự án hạt nhân tại Ninh Thuận. Sáng kiến này đă được gần 500 người ủng hộ, từ Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đến người đứng hàng thứ 495 theo danh sách công bố hôm nay là cựu chiến binh Đàm Minh ở Hải Pḥng.

    Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, một trong những nhân vật đi tiên phong báo động Nhật Bản về lư do không nên cung cấp cho Việt Nam nhà máy điện hạt nhân, bị một nhóm người tự xưng là « thương phế binh » hăm dọa. Nhưng hành động này không ngăn chận được những người quan tâm đến an nguy của dân tộc Việt Nam tham gia kư tên, nguyện vọng của họ đă được công bố rộng răi và được chia sẻ.

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2012...t-nhan-ninh-th
    Chủ nhật 03 Tháng Sáu 2012

    Chính quyền Việt Nam thẳng tay trấn áp blogger Nguyễn Xuân Diện

    Từ ba ngày nay, blog xuandienhannom.blogs pot.com đă hoàn toàn bị đóng cửa, không truy cập được. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, chủ trang blog nổi tiếng thường đưa tin về các vụ biểu t́nh chống các hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông trước đây, cũng như các vụ cưỡng chế đất đai, đă được Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội mời đến làm việc ngày 01/06/2012. Cùng ngày blog của ông đă bị đóng cửa. Hai người đi cùng ông là luật sư Hà Huy Sơn, và bà Lê Hiền Đức, người thường giúp nhiều người dân khiếu kiện, đă bị mời ra ngoài một cách thô bạo.

    Trả lời RFI Việt ngữ, luật sư Hà Huy Sơn cho biết từ hôm đó đến nay vẫn chưa liên lạc lại với tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện và bà Lê Hiền Đức. Ông đă thuật lại sơ qua sự việc :

    Hôm đó mà tôi trực tiếp tham gia th́ như thế này. Lúc một giờ rưỡi th́ tôi đến trước, ở sảnh tầng trệt - gọi là tầng một, ông Diện và bà Lê Hiền Đức đi cùng và đến sau. Chúng tôi cùng hỏi qua chỗ bảo vệ của tầng một, họ dẫn chúng tôi lên tầng bốn, pḥng của chánh thanh tra.

    Phía bên họ có bốn người. Sau đó trao đổi một lúc th́ người ta cũng tự nhận là có hai, ba vị là nhân viên an ninh của Công an thành phố Hà Nội. Phía tôi th́ tôi nói lư do tôi đi để thực hiện chức năng trợ giúp pháp lư cho tiến sĩ Diện. Bà Hiền Đức cũng nói là bà muốn tham gia buổi làm việc với tư cách là người chứng kiến, thực hiện quyền giám sát của công dân đối với các cơ quan nhà nước thôi.

    Các vị như ông Minh là chánh thanh tra, bà Hương là phó thanh tra, bảo có những quy định, những luật riêng của ngành thanh tra, th́ tôi không đồng ư. Tôi bảo ở Việt Nam th́ không có cái luật nào là luật riêng cả, chỉ có luật của toàn dân thôi. Nếu bà có cái luật nào mà không cho luật sư đi hỗ trợ pháp lư cho công dân th́ bà cứ cho chúng tôi biết, bà cũng không tŕnh bày được. Bà đưa luật thanh tra ra, nhưng tôi xem th́ không thấy có nội dung nào ngăn cản công dân được hỗ trợ pháp lư cả.

    Tôi cũng có hỏi là buổi làm việc hôm nay có ǵ liên quan đến bí mật quốc gia hay không. Đại diện của thanh tra nói rằng hôm nay không có cái ǵ bí mật quốc gia. Thế th́ về mặt nguyên tắc tôi là luật sư, tôi có quyền ở lại để làm chức năng hỗ trợ cho ông Diện.

    Họ có hỏi – như tôi cũng đă trả lời rồi – về cái giấy yêu cầu luật sư, tức là giấy mời của phía ông Diện. Tôi nói tôi đi cùng với ông Diện đây, ông ấy cũng nói bằng miệng là ông mời tôi đây, các vị cần làm giấy th́ chúng tôi sẽ làm giấy.

    Nhưng sau đó cũng c̣n một thủ tục là giấy giới thiệu của văn pḥng luật sư nơi tôi làm việc. Th́ đúng là hôm ông Diện mời, tôi cũng vội quá, không chuẩn bị cái giấy giới thiệu đó, cho nên họ căn cứ vào cái cớ ấy để họ buộc tôi phải ra ngoài, tức là ra khỏi pḥng làm việc.

    RFI : Thưa luật sư, một cơ quan hành chánh chứ không phải là công an hay ṭa án có quyền triệu tập một công dân lên như vậy hay không ?

    Họ có quyền mời, nhưng c̣n việc lên hay không th́ đó là quyền của công dân.

    Do sơ suất của tôi nên họ buộc tôi ra. Tôi chưa chuẩn bị ra th́ đă thấy họ gọi bảo vệ. Nếu tôi mà không ra th́ họ cũng đă sẵn sàng cưỡng chế, cưỡng bức tôi phải ra. Trước đó bà Đức có nói là, phía bên Sở có đến năm người làm việc, mà bên này chỉ có một ḿnh ông Diện th́ mất cân đối, vô lư.

    Sở như có sắp đặt sẵn trước, có một nhân viên nữ vác caméra ra, mở cửa chĩa thẳng vào mặt chúng tôi để quay.

    Sau đó mấy phút th́ tôi ra khỏi Sở. Đến 8 giờ tối, khi mà có hai công an phường Cát Linh lên trên tầng bốn, th́ tôi đề nghị đi cùng để xem bà Lê Hiền Đức có yêu cầu ǵ về vấn đề sức khỏe hay ǵ khác không. Bà Lê Hiền Đức cho biết sau khi tôi ra th́ bà bị bốn bảo vệ cầm hai chân hai tay, vất bà ra ngoài hành lang đập đầu xuống đất, th́ bà cũng có choáng ở đầu.

    Khi ngồi tiếp tôi với hai vị cảnh sát của phường Cát Linh, bà cũng nói xin lỗi các vị v́ chân tôi bị người ta vất nên bị trẹo và sưng ở đầu gối, nên buộc phải gác chân lên bàn – cũng không được lịch sự lắm, nhưng cũng xin thông cảm. Và bà có yêu cầu là phải lập biên bản, để phản ánh đúng sự thực cái buổi hôm đó.

    Bà yêu cầu có đại diện của Sở Thông tin Truyền thông tham gia cùng lập biên bản với công an khu vực, công an phường Cát Linh, nếu không bà sợ rằng sau này bên Sở sẽ vu khống là bà đập phá thế này thế khác. Nhưng mà sau th́ hai vị công an phường cũng rút lui và họ gọi tôi ra. Tôi tưởng là họ muốn trao đổi ǵ với tôi, nhưng mà họ rút và yêu cầu tôi cũng ra khỏi cơ quan. Tôi chỉ được tiếp cận trực tiếp đến như thế thôi.

    Tiến sĩ Diện th́ lúc 5 giờ ra khỏi Sở Thông tin Truyền thông rồi. Buổi tối tôi gọi điện cho bà Hiền Đức, lúc được lúc không. Lúc tôi gọi cho bà khoảng 10 giờ tối hay là hơn ǵ đó, th́ bà có nói với tôi là bà bây giờ bị chảy máu, mất máu nhiều lắm rồi, cần cho người vào để đưa bà ra.

    Chúng tôi có ra tŕnh bày với bảo vệ ở tầng một, nói là bà Đức gọi điện như thế, nhưng mà họ không nghe. Họ không trả lời và cũng không cho chúng tôi vào. T́nh h́nh tôi chứng kiến là như thế.

    RFI : RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn luật sư Hà Huy Sơn.

    Trước đây như chúng tôi đă đưa tin, vào ngày 18/5, một nhóm người lạ mặt tự xưng là « thương binh » đă xông vào nơi làm việc của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện là Viện Nghiên cứu Hán Nôm ở Hà Nội. Họ hăm dọa tiến sĩ Diện, đ̣i ông phải gỡ bỏ các bài trên blog.

    C̣n sau buổi được Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội mời lên làm việc ngày 1/6 nói trên, Đài truyền h́nh Hà Nội đă và một vài tờ báo Việt Nam đă đưa thông tin là bà Lê Hiền Đức đă « gây rối » tại Sở này, « đập vỡ cửa kính và tự gây thương tích ở chân ». Cũng theo các cơ quan báo chí này, th́ « lẽ ra công an phải bắt giữ bà theo quy định của pháp luật », nhưng do bà đang nằm bệnh viện nên sẽ « xử lư nghiêm » sau đó.

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2012...uyen-xuan-dien

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 07-08-2011, 03:52 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 24-04-2011, 07:56 AM
  3. Lá cây nhân tạo sản xuất điện.
    By nghiep in forum Khoa Học - Kỹ Thuật
    Replies: 0
    Last Post: 10-04-2011, 02:10 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 12-11-2010, 01:14 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •